Logo

08 Loại Tài Sản Cố Định Không Phải Trích Khấu Hao – Kế Toán Cần Biết!

19-03-2025

53 Lượt xem

Đăng bởi: admin

Bạn đã nắm được nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ chưa? Những loại TSCĐ nào thì không phải trích khấu hao? Hãy cùng taxnet tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
 
Căn cứ tại Điều 9 Thông tư 45/2013/TT-BTC được bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 147/2016/TT-BTC quy định về nguyên tắc trích khấu hao tài sản cố định (TSCĐ), cụ thể như sau:
- Tất cả TSCĐ hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ những TSCĐ sau đây:

  1. Tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

  2. Tài sản cố định khấu hao chưa hết bị mất.

  3. Tài sản cố định khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ tài sả cố định thuê tài chính).

  4. Tài sản cố định không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp.

  5. Tài sản cố định sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động của doanh nghiệp (trừ các tài sản cố định phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng).

  6. Tài sản cố định từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi được cơ quan có thẩm quyền bàn giao cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.

  7. Tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất lâu dài có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâu dài hợp pháp.

  8. Các tài sản cố định loại 6 không phải trích khấu hao, chỉ mở sổ chi tiết theo dõi giá trị hao mòn hàng năm của từng tài sản và không được ghi giảm nguồn vốn hình thành tài sản.

Tài sản cố định loại 6 được quy định như sau:

Loại 6: Tài sản cố định hạ tầng do Nhà nước đầu tư từ Ngân sách nhà nước

Bao gồm các tài sản cố định là kết cấu, hạ tầng có giá trị lớn:

  • Máy móc, thiết bị, công trình bê tông, đất phục vụ tưới tiêu (hồ, đập, kênh, mương).

  • Máy bơm nước từ 8.000 m³/giờ trở lên để vận hành công trình giao cho doanh nghiệp Nhà nước quản lý, khai thác công trình thủy lợi cung ứng dịch vụ công ích.

  • Hạ tầng khu công nghiệp sử dụng chung (đường nội bộ, cây xanh, hệ thống chiếu sáng, thoát nước, xử lý nước thải.

  • Hạ tầng giao thông đường sắt, đường sắt đô thị (đường hầm, đường ray..)

 

 

Tài liệu tham khảo:

logo

Giải pháp kế toán được tin dùng

Bình luận (0)