09-04-2025
79 Lượt xem
Đăng bởi: admintaxnet
Báo cáo quản trị không chỉ giúp đánh giá hiệu quả kinh doanh mà còn hỗ trợ kiểm tra Kiểm soát chi phí, nguồn lực tối ưu và định hướng chiến lược trong tương lai. Có nhiều loại báo cáo quản trị tùy chọn theo mục đích sử dụng, bao gồm báo cáo tài chính nội bộ, báo cáo phân tích chi phí, báo cáo dòng tiền, báo cáo hiệu suất kinh doanh…Trong bài viết này, Hãy cùng Taxnet tìm hiểu khái niệm báo cáo quản trị và các loại báo cáo quản trị phổ biến nhé.
>>Đọc thêm: Khám Phá Tính Năng Nổi Bật Của Phần Mềm Kế Toán Taxnet
Báo cáo quản trị (BCQT) là một hệ thống báo cáo nhằm mục đích phục vụ các yêu cầu của nhà quản lý, quản trị doanh nghiệp. Các BCQT cung cấp các thông tin tài chính và thông tin phi tài chính về thực trạng tài chính của DN phục vụ yêu cầu quản lý nội bộ ngành, nội bộ DN. Đây là loại báo cáo chỉ sử dụng trong nội bộ DN nên không mang tính pháp lý, không có mẫu thống nhất bắt buộc. Nội dung, hình thức trình bày, kỳ báo cáo được quy định tùy thuộc vào yêu cầu quản lý của từng DN cụ thể, từng giai đoạn cụ thể.
Hệ thống báo cáo kế toán quản trị bao gồm:
Báo cáo doanh thu, lãi, lỗ
Báo cáo hàng tồn kho
Báo cáo giá thành từng loại sản phẩm
Báo cáo chương trình khuyến mãi
Báo cáo chi phí
Báo cáo khoản vay
Báo cáo các công nợ
Báo cáo dòng tiền
Khác với các loại báo cáo thông thường, được lập định kỳ vào cuối tháng, theo quý hoặc năm, báo cáo kế toán quản trị phục vụ cho việc ra quyết định, bởi vậy chúng được lập vào bất kỳ thời điểm nào, mỗi khi ban lãnh đạo yêu cầu và cần thông tin nhằm thực hiện các chức năng quản lý và ra quyết định.
BCQT đáp ứng nhu cầu thông tin của các nhà lãnh đạo quản lý về tình hình cụ thể của DN, từ đó giúp họ đưa ra các quyết định có hiệu quả cao hơn, sử dụng tối ưu hơn các nguồn lực trong từng giai đoạn cụ thể.
BCQT bổ sung các thông tin mà BCTC chưa thể hiện được hết trên các mẫu biểu theo quy định.
BCTC phục vụ nhu cầu thông tin của các đối tượng bên ngoài DN. Thông tin trên BCTC là thông tin quá khứ, thông tin về các nghiệp vụ kinh tế – tài chính đã xảy ra. Chính vì vậy đối với các nhà quản trị bên trong DN, thông tin do loại báo cáo này mang lại là chưa đủ. Họ cần những thông tin cụ thể hơn, chi tiết hơn để hướng tới các quyết định kinh tế trong tương lai.
a. Cung cấp thông tin cho quá trình lập kế hoạch
BCQT được lập theo yêu cầu của nhà quản trị DN. Nó có thể cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình hoạt động cụ thể của DN, phân tích tình hình của đối thủ cạnh tranh, phân tích điều kiện thị trường, thị hiếu khách hàng…
Thông tin do BCQT cung cấp rất quan trọng trong việc giúp nhà quản trị DN xây dựng kế hoạch ngắn hạn và dài hạn. Kế hoạch mà người quản lý đưa ra thường có dạng là dự toán ngân sách, dự toán nguồn vốn, cân đối nhu cầu và khả năng, mục tiêu định hướng…Việc này được thực hiện hàng năm và những mục tiêu của quản lý được biểu hiện cả thước đo số lượng lẫn giá trị.
b. Cung cấp thông tin cho quá trình tổ chức thực hiện
BCQT cung cấp thông tin cho việc xây dựng và phát triển một cơ cấu nguồn lực hợp lý trong DN. Thông tin do BCQT cung cấp có tác dụng phản hồi về hiệu quả và chất lượng của các hoạt động đã và đang thực hiện nên giúp nhà quản lý có thể kịp thời điều chỉnh, tổ chức lại hoạt động của mình.
c. Cung cấp thông tin cho quá trình kiểm soát
Để giúp các nhà quản trị thực hiện chức năng kiểm soát, kế toán quản trị sẽ cung cấp các báo cáo thực hiện, rồi so sánh những số liệu thực hiện so với kế hoạch hoặc dự toán, liệt kê tất cả các sự khác biệt và đánh giá việc thực hiện.
Các báo cáo này có tác dụng như một hệ thống thông tin phản hồi để nhà quản trị biết được kế hoạch đang thực hiện như thế nào, đồng thời nhận diện các vấn đề hạn chế cần có sự điều chỉnh, thay đổi hay không nhằm hướng hoạt động của tổ chức về mục tiêu xác định.
d. Cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định
Chức năng ra quyết định đòi hỏi nhà quản trị phải có sự chọn lựa thích hợp trong nhiều phương án khác nhau được đưa ra. Vì vậy, BCQT phải cung cấp thông tin linh hoạt, kịp thời và mang tính hệ thống, trên cơ sở đó phân tích các phương án thiết lập để lựa chọn phương án tối ưu nhất cho việc ra quyết định. Các thông tin cũng có thể trình bày dưới dạng mô hình toán học, đồ thị, biểu đồ,… để nhà quản trị có thể xử lý nhanh chóng.
Để có được những quyết định đúng đắn thì thông tin trên các BCQT phải đầy đủ và chính xác và có hệ thống. Nếu các thông tin không đầy đủ, không chính xác thì rất có thể dẫn đến quyết định của các nhà quản trị sẽ không đạt hiệu quả như mong đợi.
Cung cấp thông tin kinh tế – tài chính giúp doanh nghiệp kiểm tra, đánh giá toàn diện tình hình hoạt động và hiệu quả kinh doanh.
Hỗ trợ nhà quản trị đưa ra quyết định tối ưu trong công việc sử dụng nguồn lực nhằm tối đa hóa lợi nhuận
Giúp phát hiện các tài nguyên chính, dự đoán xu hướng hoạt động
Cung cấp số liệu quan trọng để thiết lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh đầu tư và dự toán, giúp phân tích nguồn lực bổ sung.
Hệ thống báo cáo quản trị trong mỗi doanh nghiệp sẽ được xây dựng khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu quản lý của người lãnh đạo. Tuy nhiên về cơ bản sẽ bao gồm 4 loại báo cáo sau:
Báo cáo đo lường
Báo cáo xu hướng
Báo cáo chi phí
Báo cáo ngân sách.
Xác định nhu cầu sử dụng thông tin : Xác định mục tiêu, đối tượng sử dụng và yêu cầu thông tin.
Xác định nội dung báo cáo : Lên ý tưởng thiết kế bố trí địa phương và cách trình bày thông tin.
Thu thập dữ liệu : Từ nguồn nội bộ (tài chính, kế toán, nhân sự, kinh doanh) hoặc bên ngoài.
Xử lý và phân tích dữ liệu : Sử dụng công cụ phù hợp để tạo báo cáo có tính chính xác và ý nghĩa.
Lập và trình bày báo cáo : Trình bày rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp với đối tượng sử dụng.
Lưu trữ và kiểm soát báo cáo : Đảm bảo tính bảo mật, quy định phạm vi công bố và lưu trữ báo cáo hiệu quả.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn nắm được thông tin chi tiết về báo cáo quản trị để tự tin hơn vào nghiệp vụ chuyên môn của mình.
Hy vọng những thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc. Nếu còn câu hỏi khác cần được tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.988.936/0913.101.686 đội ngũ của chúng tôi sẽ giải đáp nhanh chóng và chi tiết nhất. Trân trọng cảm ơn! Taxnet luôn đồng hành cùng bạn.
Tài liệu tham khảo: