Logo

Các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam

29-03-2025

97 Lượt xem

Đăng bởi: admintaxnet

#taxnet#công ty cổ phần#công ty tnhh#phần mềm#ketoandoanhnghiep

Bạn đã nắm được ở Việt Nam có những loại hình doanh nghiệp nào chưa? Hãy cùng Taxnet tìm hiểu nhé!


Xem thêm: >>ĐIỀU KIỆN ĐỂ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

>>ĐỐI TƯỢNG BỊ CẤM THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP


Việt Nam là thị trường kinh doanh sôi động với nhiều loại hình doanh nghiệp đa dạng, đáp ứng nhu cầu khởi nghiệp và đầu tư. Mỗi loại hình có đặc điểm riêng, ảnh hưởng đến cách quản lý, trách nhiệm pháp lý và chiến lược phát triển. Việc lựa chọn mô hình phù hợp sẽ giúp tối ưu hóa hoạt động kinh doanh và giảm thiểu rủi ro. Dưới đây là 5 loại hình doanh nghiệp phổ biến.


1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

  • Là doanh nghiệp làm một cá nhân hoặc một tổ chức sở hữu, chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính chính trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

  • Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

  • Không được phát hành phần cổ, trừ khi chuyển thành công ty cổ phần.

  • Được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Cơ cấu tổ chức quản lý:

  • Nếu tổ chức làm chủ sở hữu: Có thể tổ chức theo mô hình Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; hoặc Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

  • Nếu do cá nhân làm chủ sở hữu: Bao gồm Chủ tịch công ty và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

2. Công ty TNHH hai thành viên trở lên


TNHH

  • Do 2 đến tối đa 50 thành viên góp vốn thành lập.

  • Thành viên cam chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp. Nếu có thành viên không cung cấp đủ vốn, công ty phải điều chỉnh điều kiện vốn và tỷ lệ vốn trong vòng 30 ngày kể từ thời hạn cuối cùng phải gốp đủ phần vốn góp theo quy định.

  • Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

  • Không được phép phát hành cổ phần, trừ khi chuyển đổi thành công ty cổ phần.

  • Được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Cơ cấu tổ chức quản lý:

  • Có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

  • Nếu là doanh nghiệp nhà nước, công ty con của doanh nghiệp nhà nước thì phải thành lập ban kiểm soát.

3. Công ty cổ phần
công ty cổ phần

  • Có điều kiện vốn hóa chia thành cổ phần, có ít nhất 3 cổ đông và không giới hạn số lượng tối đa.

  • Cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp.

  • Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. Trừ trường hợp Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng
    nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.Trường hợp này, cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó.

  • Có tư cách pháp nhân khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

  • Được phép phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.

Cơ cấu tổ chức quản lý:

  • Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Nếu có dưới 11 cổ đông và chủ sở hữu tổ chức dưới 50% cổ phần, không bắt buộc phải có Ban kiểm soát.

  • Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị.

4.Công ty hợp danh

  • Có ít nhất hai thành viên hợp lệ, ngoài ra có thể có thành viên góp vốn.

  • Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

  • Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.

  • Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

  • Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

5.Doanh nghiệp tư nhân

Dn tư nhân

  • Do một cá nhân làm chủ, chịu trách nhiệm đảm bảo toàn bộ tài sản của mình.

  • Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

  • Mỗi cá nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh

  • Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

  • Chủ doanh nghiệp có toàn quyền quyết định mọi hoạt động kinh doanh, phân phối lợi nhuận, thực hiện nghĩa vụ tài chính.

  • Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh nhưng vẫn là người chịu trách nhiệm trước pháp luật.

  • Chủ doanh nghiệp là người đại diện theo luật, chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật.

    Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp là bước quan trọng để bắt đầu kinh doanh thuận lợi. Tuy nhiên, để doanh nghiệp vận hành hiệu quả và phát triển bền vững, một hệ thống quản lý tài chính chặt chẽ là điều không thể thiếu. Dù bạn đang điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH hay công ty cổ phần, việc tối ưu hóa kế toán sẽ giúp tiết kiệm thời gian, giảm thiểu sai sót và nâng cao hiệu suất hoạt động.


    Đó là lý do phần mềm kế toán TAXNET ra đời – giải pháp kế toán thông minh giúp tự động hóa các nghiệp vụ tài chính chính, đảm bảo sổ sách minh bạch, báo cáo chính xác và dễ dàng kiểm soát dòng tiền. Với giao diện thân thiện và tính năng phù hợp cho mọi loại hình doanh nghiệp, TAXNET sẽ là là trợ thủ đắc lực giúp bạn quản lý tài chính hiệu quả hơn. Đăng ký Trải nghiệm ngay để đưa doanh nghiệp của bạn lên tầm cao mới!



    Trân trọng cảm ơn!

    Taxnet luôn đồng hành cùng bạn.



Tài liệu tham khảo:

#taxnet#công ty cổ phần#công ty tnhh#phần mềm#ketoandoanhnghiep
logo

Giải pháp kế toán được tin dùng