Các phương pháp tính giá vốn hàng bán
Các phương pháp tính giá vốn hàng bán
Với mỗi người làm kinh doanh hay cả một doanh nghiệp, giá vốn là một trong những nhân tố cần quan tâm hàng đầu. Giá vốn hàng bán giúp doanh nghiệp có được một cái nhìn tổng quan về cách hoạt động, doanh thu và hiệu suất lợi nhuận cuối cùng của công ty. Trong bài viết này hãy cùng Taxnet tìm hiểu về cách tính giá vốn hàng bán.
Có 3 phương pháp tính giá gốc hàng tồn kho được áp dụng tại Việt Nam như sau:
- Phương pháp tính theo giá đích danh
- Phương pháp bình quân gia quyền
- Phương pháp nhập trước, xuất trước
Mỗi cách tính trên đều có những cách thức áp dụng riêng, chi tiết như sau:
1. Tính theo phương pháp giá đích danh
Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng đối với doanh nghiệp có ít loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được.
Đây là phương pháp tính giá dựa trên giá trị thực tế của từng thứ hàng hoá mua vào, từng loại sản phẩm sản xuất ra. Nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính giá đích danh thì phải thực hiện các công việc sau:
- Quản lý nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa theo từng mặt hàng.
- Khi xuất mặt hàng nào thì lấy giá của mặt hàng đó.
2. Tính theo phương pháp FIFO – Nhập trước, xuất trước
Theo chuẩn mực kế toán số 02, phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ.
Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.
Công thức tính giá vốn theo phương pháp FIFO thường được dùng để tính các mặt hàng có hạn sử dụng, các cửa hàng điện máy, điện thoại, máy tính thường sử dụng. Còn trong các mô hình tạp hóa bán bán lẻ rất hiếm sử dụng bởi vì các giữ liệu tính toán rắc rối và phức tạp.
Trong thị trường giá tăng, kết quả theo phương pháp này thì giá vốn hàng bán thấp hơn. Như vậy nó trong điều kiện lạm phát, sẽ làm tăng thu nhập ròng dẫn đến kết quả là mức đóng thuế thu nhập doanh nghiệp cao hơn.
Ví dụ: Tình hình nhập – xuất nguyên vật liệu X trong tháng 1/N của công ty A như sau
- Tồn đầu kỳ : NVL X 20.000 kg, đơn giá 8.000 đồng/kg
- Tình hình xuất nhập trong kỳ:
Ngày 05/1/N : Nhập 5.000 kg NVL X, đơn giá 8.200 đồng/kg
Ngày 10/1/N: Xuất 21.000 kg NVL X
Ngày 15/1/N: Nhập 15.000 kg NVL X đơn giá 8.300 đồng
Ngày 25/1/N: Xuất 8.000 kg NVL X
Đơn giá xuất được tính như sau
Ngày 10/1/N xuất 21.000 kg
Đơn giá xuất : 20.000 kg x 8.000 và 1.000 kg x 8.200
=> Vậy trị giá hàng xuất kho = 20.000 x 8.000 + 1.000 x 8.2000 = 242.000.000 đồng
Ngày 25/1/2016 xuất 8.000 kg
Đơn giá xuất : 4.000 kg x 8.200 và 4.000 kg x 8.300
Vậy trị giá hàng xuất kho = 4.000 x 8.200 + 4.000 x 8.300 = 66.000.000 đồng
3. Tính theo phương pháp bình quân gia quyền
Theo chuẩn mực kế toán số 02, với phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp.
Nội dung phương pháp này như sau:
|
|
|
|
|
Trong đó, giá đơn vị bình quân lại có các cách tính:
Cách 1: Phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ
|
|
|
|
Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, dễ làm. Nhưng ngược lại, nhược điểm là độ chính xác không cao. Công việc tính toán sẽ bị dồn vào cuối tháng nên công việc trở nên gấp rút, dễ gây sai sót, ảnh hưởng tới quyết toán.
Cách 2: Phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập
Theo phương pháp này, sau mỗi lần nhập, kế toán phải xác định đơn giá bình quân của từng loại nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa. Căn cứ vào đơn giá bình quân và lượng nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa xuất kho giữa 2 lần nhập kế tiếp để kế toán xác định giá thực tế của hàng xuất kho.
|
|
|
|
Cách tính theo đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập khắc phục được nhược điểm của cách trên, vừa chính xác, vừa cập nhật. Nhưng lại có nhược điểm là tốn nhiều công sức, tính toán nhiều lần.
Ngoài ra, theo Khoản 1, Điều 29, Thông tư 200/2014/TT-BTC, để tính giá trị hàng hóa tồn kho, kế toán có thể áp dụng một trong các phương pháp giá bán lẻ.
Một số đơn vị có đặc thù (ví dụ như các đơn vị kinh doanh siêu thị hoặc tương tự) có thể áp dụng kỹ thuật xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ theo phương pháp giá bán lẻ. Phương pháp này thường được dùng trong ngành bán lẻ để tính giá trị của hàng tồn kho với số lượng lớn các mặt hàng thay đổi nhanh chóng và có lợi nhuận biên tương tự mà không thể sử dụng các phương pháp tính giá gốc khác.
Giá vốn có vai trò quan trọng trong quá trình kinh doanh, cho nên bạn cần sát sao với nhân tố này. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp ích cho quá trình làm việc của bạn
Nguồn: Sưu tầm