26-02-2025
15 Lượt xem
Đăng bởi: admintaxnet
1. Hàng bán bị trả lại là gì
Hàng bán bị trả lại là những sản phẩm đã được tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại vì không đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng, chủng loại hoặc quy cách. Do đó, doanh thu từ hàng bán bị trả lại là khoản giảm trừ doanh thu phát sinh trong kỳ. Vào cuối kỳ, khoản doanh thu này sẽ được kết chuyển để điều chỉnh lại doanh thu thuần thực tế của kỳ đó.
Đối với bên bán
Hàng bán bị trả lại từ phía bên bán đại diện cho các sản phẩm mà doanh nghiệp đã giao cho khách hàng nhưng sau đó bị trả lại vì một số lý do như:
Cùng với chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại là một trong ba khoản điều chỉnh doanh thu. Giá trị của hàng bán bị trả lại ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu bán hàng thực tế trong kỳ, từ đó làm thay đổi doanh thu thuần của doanh nghiệp trong báo cáo kết quả kinh doanh.
Đối với bên mua
Việc trả lại hàng bán không gây phát sinh khoản giảm trừ doanh thu hay thiệt hại nào. Tuy nhiên, việc này sẽ tốn thời gian cho doanh nghiệp và yêu cầu kế toán viên thực hiện các bút toán hạch toán trả lại hàng mua một cách chính xác.
2. Cách hạch toán hàng bán bị trả lại
Quá trình hạch toán hóa đơn trả lại hàng không chỉ đơn thuần là việc thực hiện bút toán cho từng bên mua và bán, mà còn đòi hỏi sự phân biệt rõ ràng giữa các doanh nghiệp tuân thủ chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC và Thông tư 133/2016/TT-BTC.
2.1 Cách hạch toán hàng bán bị trả lại theo TT 200
Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về tài khoản 5212 – hàng bán bị trả lại được dùng để phản ánh doanh thu của hàng hóa mà người mua trả lại trong kỳ kế toán. Tài khoản này có cấu trúc như sau:
Hướng dẫn hạch toán hàng bán bị trả lại như sau:
Đối với bên bán
Khi doanh nghiệp bán hàng, kế toán viên ghi nhận doanh thu từ bán hàng và chi phí vốn hàng bán:
Khi khách hàng trả lại hàng, kế toán viên thực hiện bút toán để giảm trừ doanh thu và giảm giá vốn hàng bán:
Sau đó, kế toán viên thực hiện bút toán cuối kỳ, bao gồm bút toán kết chuyển số doanh thu từ hàng bán bị trả lại trong kỳ:
Ngoài ra, kế toán viên cũng phải xác định và ghi nhận các chi phí phát sinh liên quan đến hàng bán bị trả lại (nếu có), thực hiện bút toán:
Đối với bên mua
Khi doanh nghiệp mua hàng, kế toán viên thực hiện bút toán để ghi nhận việc nhập hàng:
Khi trả lại hàng mua cho bên bán, kế toán viên ghi nhận việc giảm giá trị hàng:
2.2 Cách hạch toán hàng bán bị trả lại TT 133
Thông tư 133/2016/TT-BTC loại bỏ việc sử dụng tài khoản 5212 cho hàng bán bị trả lại, thay vào đó việc phản ánh hàng bán bị trả lại được thực hiện trực tiếp trên tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bằng cách ghi giảm doanh thu (ghi bên nợ).
Đối với bên bán
Khi hàng bán bị trả lại, kế toán viên ghi nhận giảm doanh thu và giảm giá vốn hàng bán như sau:
Đối với bên mua
Do bên mua chỉ ghi nhận tăng và giảm trị giá hàng mua (khi mua và khi trả lại hàng), bút toán thực hiện tương tự như hướng dẫn đối với doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC.
3. Hướng dẫn cách xử lý trả lại hàng hóa
Khi trả lại hàng, cả bên bán và bên mua đều phải thực hiện các bút toán để đảm bảo tính chính xác của thông tin kế toán. Vì vậy, người mua khi trả lại hàng phải xuất hóa đơn để có căn cứ kế toán cho các bút toán hạch toán.
Có hai trường hợp khi khách hàng trả lại hàng: khách hàng là doanh nghiệp có thể xuất hóa đơn và khách hàng là cá nhân không thể xuất hóa đơn.
Khách hàng là doanh nghiệp có thể xuất hóa đơn
Khách hàng là cá nhân không thể xuất hóa đơn:
Nếu khách hàng trả lại hàng và không thể lập hóa đơn, việc áp dụng được hướng dẫn tại điểm 2.8 Phụ lục 4 kèm Thông tư 39/2014/TT-BTC (Hướng dẫn thi hành Nghị định 51/2010/NĐ-CP và Nghị định 04/2014/NĐ-CP của Chính phủ về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ).
Tài liệu tham khảo: