09-04-2025
39 Lượt xem
Đăng bởi: admintaxnet
Khi lập báo cái tài chính kế toán thường mắc phải sai sót gì và cách kiểm tra từng chỉ tiêu trên báo cáo tài chính như thế nào? Cùng Taxnet tìm hiểu nhé!
>>Đọc thêm: Báo cái tài chính gồm những gì?
- Đối chiếu số dư TK 111 tại thời điểm kết thúc năm tài chính với Biên bản kiểm kê quỹ.
- Kiểm tra âm thời điểm sổ quỹ tiền mặt.
- Đối chiếu chi tiết số dư từng tài khoản ngân hàng trên sổ sách kế toán với số liệu trên sao kê, sổ phụ, thư xác nhận ngân hàng.
- Kiểm tra âm thời điểm sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng.
- Đối chiếu số dư công nợ trên sổ sách bằng Thư xác nhận công nợ. Trường hợp không có đầy đủ thư xác nhận, kiểm tra số dư tương ứng với hóa đơn chưa thanh toán. Ngoài ra có thể kiểm tra thanh toán sau niên độ (nếu khách hàng đã trả tiền).
- Số dư bên có quá lớn: kiểm tra lại khách hàng ứng trước hay do đã bán hàng nhưng chưa xuất hóa đơn?
- Số dư nợ lớn: kiểm tra công nợ với các tài khoản thanh toán như tiền mặt, tiền gửi xem có nhầm đối tượng hay không?
- Có thể Trích lập dự phòng Nợ khó Đòi theo Thông tư 48/2019/TT-BTC nếu có khoản nợ quá hạn .
- Đối chiếu số phát sinh trong kỳ (tháng/quý) với chỉ tiêu (24), (25) của tờ khai GTGT.
- Đối chiếu số dư cuối kỳ (quý/tháng) trên phần mềm với chỉ tiêu (43) trên tờ khai GTGT quý/tháng
- Kiểm tra, rà soát các bút toán khấu trừ thuế GTGTđịnh kỳ theo tháng/quý.
- Riêng với thuế GTGT của hàng hóa nhập khẩu cần đối chiếu lại chứng từ đã nộp thuế GTGT tương ứng.
- Xác định các khoản phải thu tương ứng, chi tiết theo từng đối tượng.
- Nếu khoản phải thu khác có tính chất quan trọng và số dư lớn cần đối chiếu với hồ sơ/tài liệu và thực hiện đối chiếu công nợ với đối tượng phải thu tương ứng.
- Các khoản tạm ứng cho nhân viên phải có hồ sơ tạm ứng lưu trữ đầy đủ.
- Các khoản tạm ứng lâu ngày cần phải lưu ý đặc biệt về nguyên nhân và hồ sơ đi kèm.
- Kiểm tra số dư tạm ứng cuối kỳ có dư có hay không? Nếu có cần ghi chú lại nguyên nhân và đối chiếu xem có nhầm lẫn/sai sót không?
- Kiểm tra chi tiết TK 141 theo đối tượng tạm ứng (tùy yêu cầu của đơn vị),
- Các tài khoản hàng tồn kho chỉ có số dư bên Nợ.
- Kiểm tra chi tiết thẻ kho theo kho để chắc chắn tại từng kho với từng mã vật tư hàng hóa bất kỳ không có âm kho thời điểm.
- Trường hợp hàng tồn kho cần trích lập dự phòng theo quy định thì cần phải có đầy đủ hồ sơ theo Thông tư số 48/2019/TT-BTC
- Đối chiếu sổ cái, sổ chi tiết TK 154 với Bảng tổng hợp chi tiết TK 154 (Bảng theo dõi tập hợp chi phí sản xuất dở dang của doanh nghiệp) các số liệu chi tiết, liên hệ với thực tế sản xuất.
- Kiểm tra các tài sản đang trình bày trên sổ sách kế toán tài sản cố định với Biên bản kiểm kê tài sản cố định.
- Cần phân loại hạch toán đúng loại tài sản, hồ sơ TSCĐ cũng cần tập hợp đủ ngay từ ban đầu, phân biệt rõ là TSCĐ nguồn gốc do mua sắm, xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao, …
- Kiểm tra thời điểm đưa TSCĐ vào sử dụng, mức trích khấu hao TSCĐ theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC.
- Kiểm tra số dư trên TK 211, TK 212, TK 213, TK 214 với số dư Bảng trích khấu hao tài sản cố định.
- Kiểm tra tổng nguyên giá và giá trị đã trích khấu hao đã khớp với giá trị còn lại hay chưa?
- Kiểm tra số dư trên TK 242 với số liệu trên Bảng phân bổ công cụ dụng cụ.
- Kiểm tra đối ứng với các TK chi phí.
- Lưu ý thời gian phân bổ CCDC không quá 36 tháng.
- Kiểm tra lại các trường hợp CCDC có thời gian sử dụng lâu dài (ví dụ: tủ tài liệu, bàn ghế văn phòng, điều hòa, …) nhưng không phân bổ mà tính hết vào chi phí trong năm, có thể có rủi ro về thuế.
- Tập hợp đầy đủ hồ sơ chứng từ hóa đơn để ghi nhận chi phí hoặc khoản chi phí/ công cụ dụng cụ trích trước.
- Chú ý đối với chi phí trả trước không được tái phân loại lại dài hạn thành ngắn hạn hoặc ngược lại khi lập BCTC.
Hy vọng những thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc. Nếu còn câu hỏi khác cần được tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.988.936/0913.101.686 đội ngũ của chúng tôi sẽ giải đáp nhanh chóng và chi tiết nhất.
Trân trọng cảm ơn!
Taxnet luôn đồng hành cùng bạn.
Tài liệu tham khảo: