08-04-2025
76 Lượt xem
Đăng bởi: admin
Bài viết này Taxnet nhằm hướng dẫn các kế toán viên, đặc biệt là những người chưa có nhiều kinh nghiệm, làm việc tại các doanh nghiệp nhỏ, nơi quy trình kế toán chưa hoàn chỉnh. Việc kiểm tra và đối chiếu trước khi lập báo cáo tài chính giúp hạn chế sai sót, đảm bảo tính chính xác của số liệu kế toán. Dưới đây là các bước kiểm tra quan trọng trước khi lập báo cáo tài chính.
Lệ phí môn bài phải nộp được ghi nhận vào đầu năm.
Chứng từ: Phiếu kế toán.
Nợ: 6422, 6425
Có: 3338,3339
Khi nộp lệ phí môn bài:
Nợ: 3338, 3339
Có: 1111,1121
Chứng từ: Giấy nộp tiền vào NSNN, Phiếu chi, Báo nợ.
Nếu lãi (tài khoản 4212 số dư bên Có):
Nợ: 4212
Có: 4211
Nếu lỗ (tài khoản 4212 số dư bên Nợ):
Nợ: 4211
Có: 4212
Chứng từ: Phiếu kế toán.
Kiểm tra tình trạng âm kho, giá vốn hàng tồn kho, và đối chiếu chứng từ nhập, xuất.
Các sai sót thường gặp:
Nhầm mã hàng.
Sai số lượng do nhìn nhầm dấu thập phân.
Nhập/xuất nhầm kho.
Xuất kho trước, nhập kho sau.
Nhầm tài khoản kho
.......
Đối chiếu số thuế GTGT đầu vào, đầu ra giữa Bảng kê và Tờ khai thuế.
Hạch toán:
Nợ: 33311, 33312
Có: 1331,1332
Tài khoản 133 chỉ được số dư bên Nợ.
Tài khoản 3331 có thể dư Nợ (thuế nộp thừa) hoặc Có (thuế phải nộp).
Đối chiếu sổ tiền gửi với sổ phụ (sao kê), kể cả tài khoản không phát sinh.
Kiểm tra tài khoản thấu chi và xác định nếu là khoản vay.
Kiểm tra, đối chiếu số dư công nợ phải thu (TK 131) và công nợ phải trả (TK 331). Nếu cần, lập Biên bản đối chiếu công nợ với khách hàng và nhà cung cấp.
Kiểm tra và đối chiếu các khoản tạm ứng (TK 141), đảm bảo có đủ chứng từ hợp lệ để thanh toán hoặc hoàn ứng đúng quy định.
Rà soát tính chính xác của các Bảng phân bổ chi phí trả trước và Bảng trích khấu hao tài sản cố định (TSCĐ).
Đảm bảo các khoản chi phí phân bổ và khấu hao được hạch toán đúng theo quy định. Lưu ý những khoản không được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN).
Kiểm tra các khoản chi phí quản lý phát sinh định kỳ như thuê nhà, thuê xe, điện nước… đối chiếu với hợp đồng và chứng từ thanh toán.
Đối với hợp đồng thuê tài sản:
+Nếu bên cho thuê là tổ chức, phải có hóa đơn hợp pháp.
+Nếu bên cho thuê là cá nhân không kinh doanh, giá trị hợp đồng dưới 100 triệu đồng/năm thì không cần hóa đơn.
+Nếu giá trị hợp đồng từ 100 triệu đồng/năm trở lên, không cần hóa đơn nhưng phải có hồ sơ khai thuế và chứng từ nộp thuế.
Đối chiếu Bảng lương, các khoản trích theo lương với hợp đồng lao động.
Kiểm tra bút toán hạch toán chi phí lương, đảm bảo các khoản trích theo lương được thực hiện chính xác.
Kiểm tra Bảng thanh toán nhân công thuê ngoài và đối chiếu với hợp đồng vụ việc.
Đảm bảo trích thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đúng quy định với các khoản chi từ 2 triệu đồng/lần trở lên.
Nếu có thanh lý tài sản cố định, công cụ dụng cụ, kiểm tra bút toán hạch toán vào TK 711.
Đối chiếu tổng doanh thu (TK 511) và thu nhập khác (TK 711) với tổng giá trị hàng hóa bán ra trên tờ khai thuế GTGT cả năm.
Đối chiếu sổ quỹ tiền mặt, đảm bảo không bị âm quỹ.
Nếu phát hiện âm quỹ, cần bổ sung thủ tục vay hoặc mượn tiền theo đúng quy định.
Trường hợp mượn tiền từ chủ doanh nghiệp, cần xem xét quy định về giao dịch liên kết.
Lập Phụ lục Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh để xác định lợi nhuận kế toán trước thuế.
Xác định các khoản chi phí không được trừ để tính thu nhập chịu thuế.
Nếu có lãi:
- Lập Phụ lục chuyển lỗ (nếu có) từ các năm trước và điền vào Tờ khai thuế TNDN.
- Lập Phụ lục miễn giảm thuế (nếu đủ điều kiện) và điền số thuế được miễn giảm.
- Hoàn thành các chỉ tiêu còn lại để xác định số thuế TNDN phải nộp.
Căn cứ vào Tờ khai quyết toán thuế TNDN, nếu phát sinh thuế phải nộp, hạch toán:
- Nợ 821 – Chi phí thuế TNDN
- Có 3334 – Thuế TNDN phải nộp
Thực hiện kết chuyển doanh thu, chi phí để xác định lãi/lỗ cuối kỳ.
Lập và hoàn thiện Báo cáo tài chính theo quy định hiện hành.
Chúc các bạn có một mùa báo cáo tài chính suôn sẻ!
Tài liệu tham khảo: