Logo

Dấu hiệu nhận diện rủi ro trên báo cáo tài chính

14-03-2025

72 Lượt xem

Đăng bởi: admintaxnet

#baocaotaichinh#phanmemketoan#taxnet#taxnet.vn#phanmemonline

Nhận diện sớm các rủi ro về báo cáo tài chính không chỉ giúp nhà tư vấn đưa ra quyết định đúng đắn mà còn hỗ trợ doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp. Trong bài viết này, hãy cùng Taxnet tìm hiểu những dấu hiệu nhận diện rủi ro trên báo cáo tài chính nhé.

1.      Tiền mặt tồn quỹ lớn

Doanh nghiệp cần xem xét tỷ trọng tiền mặt so với tổng tài sản và nhu cầu thực tế. Nếu doanh nghiệp có lượng tiền mặt lớn nhưng vẫn vay ngân hàng, chi phí lãi vay có thể không được trừ khi tính thuế TNDN.

2.      Số dư khách hàng trả tiền trước lớn

Cần phân tích theo loại hình kinh doanh, chính sách bán hàng. Tại 1 số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ: luật, kế toán, kiểm toán... có chính sách tạm ứng trước 1 phần giá trị hợp đồng thì số dư sẽ tăng tại thời điểm nhận tạm ứng.

Trường hợp bất thường: Số dư lớn, tồn đọng lâu, cần xem xét rủi ro về ghi nhận thiếu doanh thu tính thuế, xuất hóa đơn muộn/sai thời điểm....

3.      Số dư tạm ứng lớn, tồn đọng lâu

Cần kiểm tra nguyên nhân, thời hạn hoàn ứng. Cơ quan thuế có thể xem xét rủi ro liên quan đến thuế TNCN.

4.      Thuế GTGT đầu vào và đầu ra xấp xỉ bằng nhau

Trường hợp này ít phổ biến, có thể do sai sót trong kê khai thuế, cần kiểm tra kỹ lưỡng.

5.      Chênh lệch giữa doanh thu tính thuế GTGT và thuế TNDN

Nếu chênh lệch bất thường, cần đối chiếu quy định pháp luật và điều chỉnh kịp thời.

Chênh lệch chỉ xảy ra trong 1 số trường hợp: xuất hóa đơn GTGT với hàng hóa cho biếu tặng, tạm ứng dịch vụ đã xuất hóa đơn GTGT nhưng chưa đủ điều kiện ghi nhận doanh thu, doanh thu hàng hóa xuất khẩu…

6.      Doanh thu tăng/giảm bất thường

Doanh nghiệp cần tìm hiểu nguyên nhân, xác định rủi ro liên quan đến ghi nhận doanh thu sai kỳ, sai sót trong xuất hóa đơn. Trừ các trường hợp tình hình kinh doanh khó khăn, đối tác chủ chốt hủy hợp đồng, hàng hóa sản xuất không còn phù hợp với nhu cầu thị trường

7.      Hệ số nợ cao, duy trì liên tục nhiều năm

Hệ số nợ cao làm giảm khả năng thanh toán, ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp. Cần so sánh với ngành nghề tương ứng.

8.      Tỷ lệ giá vốn/doanh thu không hợp lý

Nếu tỷ lệ này biến động bất thường, có thể do sai sót trong ghi nhận doanh thu hoặc chi phí, ảnh hưởng đến quản lý tài chính.

9.      Hàng tồn kho lớn, dự phòng giảm giá cao

Tỷ lệ hàng tồn kho trên tài sản phụ thuộc vào đặc thù hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu tỷ trọng này cao bất thường cần phải xem xét đến rủi ro trong quản trị hàng tồn kho.

Chỉ tiêu dự phòng giảm giá hàng tồn kho lớn có thể là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đang có rất nhiều hàng tồn kho chậm luân chuyển, quá hạn, không thể tiêu thụ trong tương lai. Việc xem xét dự phòng giảm giá hàng tồn kho, cần cân nhắc và so sánh với các doanh nghiệp kinh doanh cùng nghành.

10.  Kết quả kinh doanh lỗ liên tục nhiều năm

Đây là một trong những dấu hiệu cơ bản nhất để nhận diện rủi ro báo cáo tài chính, thông qua việc xem xét chỉ tiêu lợi nhuận âm nhiều năm liên tục. Rủi ro này thường được các nhà đầu tư, ngân hàng và các tổ chức tín dụng, cũng như cơ quan thanh kiểm tra đặc biệt quan tâm. Kết quả này cho thấy doanh nghiệp có tình hình kinh doanh và tài chính có khả năng yếu kém, khả năng thanh toán thấp

11.  Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh âm liên tục

Dòng tiền âm kéo dài là dấu hiệu thiếu thanh khoản, ảnh hưởng đến khả năng chi trả nợ và uy tín doanh nghiệp.
Nhận diện rủi ro trên báo cáo tài chính giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt hoạt động tài chính, hạn chế sai sót kế toán và tuân thủ quy định thuế.



 







Tài liệu tham khảo:

#baocaotaichinh#phanmemketoan#taxnet#taxnet.vn#phanmemonline
logo

Giải pháp kế toán được tin dùng