29-03-2025
23 Lượt xem
Đăng bởi: admintaxnet
Để thành lập doanh nghiệp với loại hình công ty cổ phần, bạn cần thỏa các điều kiện và quy định của cơ quan nhà nước như vốn, người thành lập, bằng cấp... Cùng Taxnet tìm hiểu nhé!
Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau, gọi là cổ phần. Cổ đông của công ty có thể là tổ chức hoặc cá nhân, với số lượng tối thiểu là 03 và không giới hạn số lượng tối đa. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính chính của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp, đảm bảo tính minh bạch và an toàn trong thanh toán
- Thành lập công ty cổ phần phải có tối thiểu 03 cổ đông sáng lập, không giới hạn số lượng tối đa. Theo đó, trong suốt quá trình hoạt động, công ty cổ phần luôn phải có tối thiểu 03 cổ đông (điểm b khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020).
- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân (điểm b khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020).
- Tên tiếng Việt của công ty phải bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây (Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020)
+ Loại hình doanh nghiệp: được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP”.
+ Tên riêng: Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
- Trước khi đăng ký tên công ty, nên tham khảo tên của các doanh nghiệp đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp.
Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần
Hiện tại, không có quy định mức vốn điều lệ tối thiểu phải góp khi thành lập doanh nghiệp; trừ một số trường hợp mà Pháp luật có quy định doanh nghiệp phải đảm bảo số vốn tối thiểu để hoạt động trong ngành, nghề đó.
- Công ty lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Nếu có nhu cầu đăng ký ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì công ty lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trước; Sau đó, ghi ngành, nghề kinh doanh chi tiết ngay dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết đó phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn. Khi đó, ngành, nghề kinh doanh của công ty là ngành, nghề kinh doanh chi tiết đã ghi.
Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện là một trong các nội dung quan trọng được đề cập tại Luật Đầu tư 2020. Theo đó, ngành, nghề kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng.
Việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện thành lập công ty cổ phần là bước quan trọng để doanh nghiệp hoạt động hợp pháp và phát triển bền vững. Từ yêu cầu về vốn, số lượng cổ đông đến hồ sơ đăng ký kinh doanh, mỗi yếu tố đều ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận hành và quản lý doanh nghiệp.
Bên cạnh việc làm thủ công các quy định pháp lý, một hệ thống kế toán chuyên nghiệp cũng là yếu tố không thể thiếu để đảm bảo tài chính minh bạch, kiểm soát dòng tiền hiệu quả. Phần mềm kế toán Taxnet chính là giải pháp tối ưu, giúp doanh nghiệp tự động hóa các nghiệp vụ kế toán, giảm thiểu sai sót và tối ưu quy trình tài chính. Trải nghiệm ngay để nâng cao hiệu quả quản lý và đưa ra doanh nghiệp của bạn phát triển vững chắc!
Trân trọng cảm ơn!
Taxnet luôn đồng hành cùng bạn.
Tài liệu tham khảo: