Doanh nghiệp ủng hộ tiền khắc phục hậu quả thiên tai có được trừ khi tính thuế TNDN không?
1. Khoản chi từ thiện có được tính là chi phí được trừ không?
2. Chứng từ hợp pháp đi kèm khi đi từ thiện để xác định chi phí được trừ
3. Đối tượng nhận tài trợ hợp lệ:
4. Hạch toán chi phí ủng hộ từ thiện
Cả đất nước đang hướng về miền Bắc do những hậu quả nặng nề do bão Yagi để lại. Vì vậy rất nhiều tổ chức đã tài trợ và quyên góp bằng cả tiền mặt lẫn hàng hóa để giúp người dân vượt qua giai đoạn khó khăn này. Vậy những chi phí này có được trừ khi tính thuế TNDN không? Cùng Taxnet tìm hiểu nhé
Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC được sửa đổi khoản 1 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định về những khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như sau:
Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
* Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh toán thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp khi thanh toán doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh khoản chi phí này).
Đối với các hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ đã thanh toán bằng tiền mặt phát sinh trước thời điểm Thông tư số 78/2014/TT-BTC có hiệu lực thi hành thì không phải điều chỉnh lại theo quy định tại Điểm này.
Đồng thời theo khoản 3 Điều 12 Nghị định 78/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Nguồn tài chính
* Mức đóng góp bắt buộc từ các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn một năm là 0,02% trên tổng giá trị tài sản hiện có theo báo cáo tài chính lập ngày 31 tháng 12 hàng năm của tổ chức báo cáo cơ quan Thuế nhưng tối thiểu 500 nghìn đồng, tối đa 100 triệu đồng và được hạch toán vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức.
* Đóng góp, tài trợ, hỗ trợ tự nguyện của các tổ chức, doanh nghiệp cho Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
=> Như vậy, các khoản chi tài trợ, hỗ trợ của doanh nghiệp cho lĩnh vực giáo dục, y tế, và khắc phục hậu quả thiên tai sẽ được trừ vào thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp khi các khoản chi này được thực hiện đúng đối tượng và có đầy đủ hồ sơ chứng minh theo quy định pháp luật.
Khi doanh nghiệp thực hiện tài trợ hoặc ủng hộ theo đúng quy định pháp luật, để các khoản chi này được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp cần cung cấp các chứng từ sau:
-Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện các bên theo mẫu số 05/TNDN ban hành kèm thông tư 78/2014/TT-BTC
-Hóa đơn, chứng từ mua hàng hóa trong trường hợp ủng hộ bằng hiện vật hoặc chứng từ chi tiền trong trường hợp ủng hộ bằng tiền
-Xác nhận của UBND nơi tổ chức bị thiệt hại có trụ sở
Đối tượng nhận tài trợ hợp lệ được quy định theo nghị định 64/2008/ND-CP bao gồm:
+ Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội chữ thập đỏ Việt Nam, cơ quan thông tin đại chúng của Trung ương, Địa phương
+ Quỹ xã hội, quỹ từ thiện theo quy định tại Nghị định 93/2019/ND-CP
+ Tổ chức đơn vị ở trung ương hoặc ở địa phương được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho phép
- Hạch toán chi phí ủng hộ từ thiện
- Hạch toán chi phí ủng hộ từ thiện bằng tiền mặt
Nợ TK 811 – Chi phí khác
Có TK 111, TK 112 – tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng
-
- Nếu ủng hộ bằng hàng hóa
Nợ TK 811 – Chi phí khác (theo giá trị thực tế của hiện vật)
Có TK 156 – Hàng hóa