Taxnet
EBITDA là gì? Cách tính EBITDA chuẩn xác nhất
30 /09 2024

EBITDA là gì? Cách tính EBITDA chuẩn xác nhất

EBITDA là gì? Cách tính EBITDA chuẩn xác nhất

EBITDA là một chỉ số quan trọng được sử dụng rộng rãi trong kinh doanh và đầu tư, giúp đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp trước khi tính đến lãi vay, thuế và khấu hao. Vậy chỉ số EBITDA là gì?  Ý nghĩa thực sự của EBITDA? Cách tính EBITDA và ứng dụng nó vào việc phân tích chỉ số này trong kinh doanh, đầu tư chúng khoán? Hãy cùng Taxnet giải đáp tất cả các thông tin liên quan về chỉ số này trong bài viết dưới đây.

1. Chỉ số EBITDA là gì?

Chỉ số EBITDA là gì? EBITDA là chỉ số tài chính được dùng để đo lường và phân tích hiệu quả kinh doanh của một công ty, doanh nghiệp. Hiểu đơn giản, EBITDA là chỉ số phản ánh thu nhập trước lãi vay, thuế và khấu hao của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thường dùng chỉ số EBITDA để đánh giá tổng quan hiệu suất tài chính của mình.

EBITDA là viết tắt của các từ tiếng Anh Earnings Before Interest, Tax, Depreciation and Amortization, cụ thể như sau:

  • Earnings Before Interest: Là lợi nhuận trước lãi
  • Tax: Thuế là khoản tiền doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan thuế
  • Depreciation: khấu hao của tài sản cố định hữu hình (máy móc, thiết bị,…)
  • Amortization: khấu hao của tài sản cố định vô hình (bằng sáng chế, quyền sở hữu…)

2. Khi nào sử dụng chỉ số EBITDA?

Hiểu rõ chỉ số EBITDA là gì sẽ giúp nhà quản trị, chủ doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư biết cách sử dụng chỉ số này trong những tình huống phù hợp. Trong một số trường hợp thì chủ doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư có thể sử dụng EBITDA để thay cho thu nhập ròng:

  • Sử dụng trong trường hợp cần so sánh với trung bình ngành để có cái nhìn chính xác nhất về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
  • Sử dụng phổ biến trong ngành có tỷ trọng tài sản lớn dẫn đến chỉ số chi phí khấu hao cao.
  • Sử dụng trong mô hình định giá EV/EBITDA hoặc sử dụng thay thế cho chỉ số dòng tiền hoạt động khi đưa ra quyết định đầu tư.
  • Sử dụng trong các chỉ số tài chính đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp:  EBITDA margin, Nợ/EBITDA, EBITDA/Chi phí lãi vay…

3. Công thức, cách tính EBITDA  và ví dụ áp dụng vào thực tế

Sau khi hiểu được chỉ số EBITDA là gì, nhà quản trị và người đầu tư có thể áp dụng 3 công thức tính EBITDA như sau:

Công thức 1:

EBITDA

=

Lợi nhuận sau thuế

+

Thuế TNDN

+

Chi phí lãi vay

+

Khấu hao

Công thức 2

EBITDA

=

Lợi nhuận trước thuế

+

Khấu hao

+

Chi phí lãi vay

Công thức 3

EBITDA

=

EBIT

+

Khấu hao

Trong đó, EBIT (Earnings Before Interest and Taxes) có nghĩa là lợi nhuận trước lãi vay và thuế. Công thức tính EBIT:

EBIT

=

Lợi nhuận trước thuế  

+

Chi phí lãi Vay

 

Ví dụ: tính EBITDA và EBIT của Công ty cổ phần Công nghệ Cao su Miền Nam năm 2023. EBITDA là gì trong báo cáo tài chính? Cách tính EBITDA trong báo cáo tài chính như nào? Đọc báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ để lấy các số liệu trong vùng khoanh màu đỏ như sau:

  • Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế: khoảng 70 tỷ
  • Chi phí lãi vay: khoảng 153 tỷ
  • Khấu hao: khoảng 201 tỷ

Áp dụng công thức số 2 để tính EBITDA

EBITDA

=

Lợi nhuận trước thuế

+

Khấu hao

+

Chi phí lãi vay

 

=

70

 

201

 

153

 

=

424

Như vậy, dựa theo công thức tính EBITDA tính được EBITDA của Công ty cổ phần Công nghệ Cao su Miền Nam năm 2023 là 424 tỷ vnđ.

EBIT của Công ty cổ phần Công nghệ Cao su Miền Nam năm 2023

EBIT

=

Lợi nhuận trước thuế  

+

Chi phí lãi Vay

 

=

70

+

153

 

=

223

Như vậy, EBIT của Công ty cổ phần Công nghệ Cao su Miền Nam năm 2023 là 223 tỷ vnđ.

Tóm lại, EBITDA là một chỉ số quan trọng trong việc đánh giá khả năng sinh lời và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, giúp loại bỏ các yếu tố không liên quan đến hoạt động cốt lõi. Tuy nhiên, để tránh ra quyết định sai lầm, cần kết hợp với các chỉ số khác để có cái nhìn toàn diện hơn. Nhà đầu tư và doanh nghiệp nên sử dụng EBITDA một cách cẩn trọng và trong ngữ cảnh phù hợp. Hy vọng những thông tin chia sẻ phía trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ EBITDA là gì và cách ứng dụng nó vào việc phân tích hoạt động kinh doanh, đầu tư chứng khoán.

Nguồn: amis.misa.vn

 

0 Bình luận
Viết bình luận của bạn

Giỏ hàng