Taxnet
Hạch toán hóa đơn điều chỉnh giảm
11 /09 2024

Hạch toán hóa đơn điều chỉnh giảm

Trong quá trình lập hóa đơn không thể tránh khỏi những sai sót, và hóa đơn điều chỉnh giảm là một trong những cách khắc phục những sai sót đó. Vậy hạch toán hóa đơn điều chỉnh giảm như thế nào? Cùng Taxnet tìm hiểu nhé

  1. Hạch toán hóa đơn điều chỉnh giảm là gì?

Theo Điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC, hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người mua và người bán đã khai thuế nhưng phát hiện có sai sót thì người mua và người bán phải lập biên lai điều chỉnh giảm hoặc tăng có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ lỗi. Riêng người bán sẽ lập hạch toán hóa đơn điều chỉnh.

  1. Một số quy định về điều chỉnh giảm doanh thu

Dựa theo Khoản 1 Điều 81 của Thông tư 200 về việc điều chỉnh giảm doanh thu, doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề:

Đối với các khoản chiết khấu thương mại, hàng bán trả lại hoặc giảm giá hàng bán phát sinh cùng kỳ với tiêu thụ sản phẩm thì kế toán cần thực hiện hạch toán hóa đơn điều chỉnh giảm doanh thu của kỳ phát sinh.

Đối với hàng hóa, sản phẩm đã tiêu thụ ở các kỳ trước và đến kỳ sau mới phát sinh chiết khấu thương mại, trả hàng hoặc giảm giá thì kế toán điều chỉnh theo nguyên tắc:

  • Nếu như giảm giá, chiết khấu thương mại hoặc trả hàng phát sinh trước thời điểm phát hành báo cáo tài chính thì doanh nghiệp cần điều chỉnh phát sinh sau ngày lập bảng cân đối kế toán, ghi giảm doanh thu trên báo cáo tài chính của kỳ trước.
  • Nếu như giảm giá, chiết khấu thương mại hoặc trả hàng phát sinh sau thời điểm phát hành báo cáo tài chính thì kế toán ghi giảm doanh thu của kỳ sau.
  1. Các tình huống phát sinh hóa đơn điều chỉnh giảm

 

3.1 Khi phát hiện hóa đơn điều sai sót

Trên hóa đơn các mục thường viết sai như: Mã số thuế, ngày tháng thanh toán, đơn giá, tiền thuế,…

Trên hóa đơn điều chỉnh ghi rõ số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất, thuế GTGT đối với số hóa đơn, điều chỉnh ghi rõ ký hiệu tăng giảm.

Nếu trong trường hợp sai tên doanh nghiệp nhưng mã số thuế vẫn đúng thì kế toán doanh nghiệp chỉ cần ghi biên bản điều chỉnh và không lập hóa đơn điều chỉnh.

Số tiền chiết khấu khi kết thúc kỳ chiết khấu bán hàng, doanh nghiệp có thể lập hóa đơn điều chỉnh, trong đó liệt kê số hóa đơn điều chỉnh, số tiền điều chỉnh và số thuế.

3.2 Trường hợp doanh nghiệp bán hàng chiết khấu

Đối với công trình xây dựng đã quyết toán nhưng sau đó cơ quan có thẩm quyền kiểm tra quyết toán làm thay đổi giá trị phải nộp giảm đi thì kế toán lập hóa đơn điều chỉnh giảm và hai bên sẽ giải quyết sau khi nhập hàng.

  1. Hạch toán hóa đơn điều chỉnh giảm:

4.1 Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán

 

Bên mua

Bên bán

 

Khi mua hàng hóa

Khi nhận chiết khấu, giảm giá

Ghi nhận giá vốn

Ghi nhận doanh thu

Chiết khấu cho khách hàng

Nợ

Nợ TK 152, 153, 156
Nợ 1331

Nợ TK 111, 112, 331, 1388: Tổng giá trị chiết khấu, giảm giá

Nợ TK 632

Nợ TK 111, 112, 131

Nợ TK 5211, 5213

Có TK 111, 112, 331

Có TK 152, 153, 156: Giá trị vật liệu, hàng hóa được chiết khấu, giảm giá

Có TK 152, 153, 154, 155, 156

Có TK 511
Có TK 3331

Có TK 111, 112, 131, 3388

4.2 Hàng bán bị trả lại

 

Bên mua

Bên bán

 

Khi mua hàng hóa

Khi trả lại hàng

Ghi nhận giá vốn

Ghi nhận doanh thu

Ghi nhận hàng bị trả lại

Nợ

Nợ TK 152, 153, 156: Giá trị vật liệu, hàng hóa
Nợ TK 1331

Nợ TK 111, 112, 331, 1388

Nợ TK 632

Nợ TK 111, 112, 131

Nợ TK 5212

Có TK 111,112,331: Giá trị thanh toán trên hóa đơn

Có TK 152, 153, 156: Giá trị hàng hóa trả lại

Có TK 152, 153, 154, 155, 156

Có TK 511

Có TK 111, 112, 131, 3388

0 Bình luận
Viết bình luận của bạn

Giỏ hàng