Logo

Hộ kinh doanh có tư cách pháp nhân không

29-03-2025

49 Lượt xem

Đăng bởi: admintaxnet

#hộ kinh doanh#tu cach phap nhan#phanmemketoan#ketoantaxnet#ketoanonline

Hộ kinh doanh là một trong những mô hình kinh doanh phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt phù hợp với các cá nhân, gia đình muốn hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ. Tuy nhiên, một trong những vấn đề pháp lý quan trọng mà nhiều người quan tâm là hộ kinh doanh có tư cách pháp nhân hay không? Việc xác định tư cách pháp nhân không chỉ ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của hộ kinh doanh mà còn liên quan trực tiếp đến trách nhiệm pháp lý, khả năng tham gia giao dịch và chịu trách nhiệm tài sản.


Trong bài viết này, TAXNET sẽ phân tích chi tiết quy định pháp luật hiện hành để làm rõ vấn đề trên, giúp bạn có cái nhìn toàn diện trước khi lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp. Hãy cùng tìm hiểu nhé!



I. Pháp nhân là gì?

Pháp nhân là một tổ chức đáp ứng đủ các điều kiện mà pháp luật quy định bao gồm: Được thành lập hợp pháp, có cơ cấu tổ chức, có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó, nhân danh chính mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các đặc điểm sau:

- Được công nhận thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức có cơ cấu hoạt động chặt chẽ.

- Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

- Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

II. Hộ kinh doanh có tư cách pháp nhân không?

Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.

Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh.

Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh

→ Dựa vào những quy định trên của pháp luật có thể nhận thấy rằng hộ kinh doanh chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình không có đủ điều kiện để có tư cách pháp nhân.

Do vậy, hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân, không có con dấu riêng, không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện và không được thực hiện các quyền mà các doanh nghiệp đang thực hiện.

Đọc thêm:

=>>Hộ kinh doanh có doanh thu dưới 100 triệu có phải làm tờ khai không?


III.Những câu hỏi liên quan về tư cách pháp nhân của hộ kinh doanh

1.Hộ kinh doanh có được chuyển đổi qua doanh nghiệp hay không?

Theo Luật Doanh nghiệp năm 2020, hộ kinh doanh cá thể được phép chuyển đổi thành doanh nghiệp khi muốn tăng quy mô hoạt động của hộ kinh doanh. Nếu hộ kinh doanh cá thể đang hoạt động trên 10 nhân sự thì có thể chuyển đổi sang doanh nghiệp tư nhân.

2.Muốn thay đổi từ hộ kinh doanh cá thể sang hình thức doanh nghiệp thì cần những loại thủ tục gì?

Theo quy định tại Điều 21Điều 27 tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP hồ sơ cần để hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi thành doanh nghiệp sẽ bao gồm:

  • Bản chính giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể.

  • Bản sao hợp lệ với quy định giấy chứng nhận đăng ký thuế của hộ doanh nghiệp;

  • Những điều lệ quy định tại công ty.

  • Giấy đề nghị đăng ký chuyển đổi thành doanh nghiệp.

  • Danh sách các thành viên đối với công ty hợp danh hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) hoặc danh sách cổ đông đồng sáng lập đối với công ty cổ phần (CP).

  • Trong trường hợp thành viên góp vốn tăng vốn điều lệ lên thì cần bổ sung: Bản sao hợp lệ theo quy định về quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hợp pháp, tài liệu liên quan tới tổ chức;

  • Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu/giấy tờ chứng minh hợp lệ khác của người đại diện theo pháp luật, của những thành viên hoặc cổ đông.

  • Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ đăng ký chuyển đổi thành doanh nghiệp.

  • Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu/giấy tờ chứng minh hợp lệ khác của người được ủy quyền.

3.Nộp hồ sơ chuyển đổi hình thức kinh doanh từ hộ kinh doanh sang doanh nghiệp ở đâu?

Để có thể nộp hồ sơ chuyển đổi thành doanh nghiệp tư nhân, chủ hộ kinh doanh cá thể có thể thực hiện theo 1 trong 2 cách dưới đây:

  • Cách 1: Chủ hộ kinh doanh cá thể nộp hồ sơ trực tiếp Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

  • Cách 2: Chủ hộ kinh doanh đăng ký thông tin tại Cổng thông tin Quốc gia về mục đăng ký doanh nghiệp bằng chữ ký số công cộng hoặc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh (thực hiện đối với 2 khu vực là Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh).

4.Hậu quả pháp lý khi hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân

  • Tham gia giao dịch: Các thành viên trong hộ gia đình là chủ thể trực tiếp hoặc ủy quyền bằng văn bản để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự (trừ khi có thỏa thuận khác).

  • Tài sản chung: Gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng tạo lập và tài sản khác theo quy định pháp luật. Việc sở hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thực hiện theo thỏa thuận chung.

  • Trách nhiệm dân sự: Nghĩa vụ dân sự được đảm bảo bằng tài sản chung. Nếu không có thỏa thuận hoặc quy định khác, thành viên chịu trách nhiệm theo phần đóng góp hoặc chia đều nếu không xác định được.

  • Giao dịch vượt phạm vi đại diện: Nếu một thành viên xác lập giao dịch vượt quyền, phần giao dịch đó vô hiệu, trừ khi được các thành viên còn lại công nhận hoặc không phản đối trong thời gian hợp lý.

Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân, đồng nghĩa với việc chủ hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình. Do đó, việc quản lý tài chính minh bạch, chính xác là vô cùng quan trọng để giảm thiểu rủi ro và đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả.


Để tối ưu hóa việc quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận cũng như tuân thủ các quy định kế toán – thuế, sử dụng phần mềm kế toán là giải pháp hữu ích. Các phần mềm này giúp hộ kinh doanh tự động hóa quy trình hạch toán, theo dõi sổ sách chính xác, tiết kiệm thời gian và hạn chế sai sót trong kê khai thuế.


Nếu bạn đang tìm kiếm một công cụ hỗ trợ quản lý tài chính hiệu quả, hãy lựa chọn phần mềm kế toán TAXNET ngay hôm nay để nâng cao hiệu suất kinh doanh!


TAXNET luôn đồng hành cùng bạn!

Tài liệu tham khảo:

#hộ kinh doanh#tu cach phap nhan#phanmemketoan#ketoantaxnet#ketoanonline
logo

Giải pháp kế toán được tin dùng