Kế toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp
Kế toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp
Công tác kế toán hàng tồn kho đóng vai trò then chốt trong hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Việc phản ánh chính xác, kịp thời thông tin về hàng tồn kho giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định kinh doanh hiệu quả, tối ưu hóa lợi nhuận và hạn chế rủi ro. Bài viết này sẽ chia sẻ những bí quyết kế toán hàng tồn kho hiệu quả, giúp doanh nghiệp quản lý kho bãi một cách tối ưu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.
1. Tổng quát quy trình kế toán hàng tồn kho
Quy trình kế toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp thực hiện qua 4 bước mô tả ở ảnh sau:
Tổng quát quy trình kế toán hàng tồn kho
2. Tiến trình chuyển hóa hình thái của hàng tồn kho
Cùng với quá trình sản xuất thì hàng hoá cũng có sự thay đổi về hình thái, từ nguyên vật liệu trở thành hàng hoá hoàn thiện để gửi đi bán:
3. Chứng từ sử dụng
Chứng từ nhập kho:
- Vật tư mua ngoài: Hóa đơn đầu vào, biên bản bàn giao, phiếu bảo hành, bảng kê mua hàng…
- Vật tư tự sản xuất: Phiếu nhập kho; biên bản nghiệm thu, phiếu kế toán tổng hợp,…
Chứng từ xuất kho:
- Phiếu xuất kho, lệnh điều động nội bộ…
- Hóa đơn đầu ra
4. Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho
Trong kế toán, hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
Lưu ý: Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì hàng tồn kho phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được (Net Realizable Value – NRV).
5. Các phương pháp hạch toán hàng tồn kho
Có 2 phương pháp hạch toán hàng tồn kho đó là: phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ.
Để hiểu rõ và phân biệt được sự khác biệt của hai phương pháp hạch toán này, các bạn tham khảo bảng so sánh dưới đây:
Phương pháp kê khai thường xuyên |
Phương pháp kiểm kê định kỳ |
|
Nội dung |
|
Việc tính giá trị hàng hóa, vật tư đã xuất trong kỳ theo công thức: Trị giá hàng xuất kho trong kỳ = Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ + Tổng trị giá hàng nhập kho trong kỳ – Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ. |
Chứng từ sử dụng |
|
Tương tự như phương pháp kê khai thường xuyên, tuy nhiên đến cuối kỳ kế toán mới nhận chứng từ nhập xuất hàng hóa từ thủ kho, kiểm tra và phân loại chứng từ theo từng loại, ghi giá hạch toán. |
Cách hạch toán |
Mọi tình hình biến động tăng giảm (nhập kho, xuất kho) và số hiện có của vật tư, hàng hóa đều được phản ánh trên các tài khoản phản ánh hàng tồn kho (TK151, 152, 153, 154, 156, 157) Ví dụ: Khi mua hàng hóa về nhập kho Nợ TK 156 Nợ TK 1331 (nếu có) Có TK 111/112/331… |
Mọi tình hình biến động của vật tư, hàng hóa (nhập kho, xuất kho) không theo dõi, phản ánh trên các tài khoản kế toán hàng tồn kho. Giá trị của vật tư, hàng hóa mua và nhập kho trong kỳ được theo dõi, phản ánh trên một tài khoản kế toán riêng (TK 611: “Mua hàng”) Như vậy, khi áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, các tài khoản kế toán hàng tồn kho chỉ sử dụng ở đầu kỳ kế toán (để kết chuyển số dư đầu kỳ) và cuối kỳ kế toán (để phản ánh giá trị thực tế hàng tồn kho cuối kỳ) Ví dụ: Khi mua hàng hóa Nợ TK 611 Nợ TK 1331 (nếu có) Có TK 111/112/331 Cuối kỳ, căn cứ vào kết quả kiểm kê: Nợ TK 156 Có TK 611 |
Ưu điểm |
|
|
Đối tượng áp dụng |
Phương pháp kê khai thường xuyên thường áp dụng cho các đơn vị sản xuất (công nghiệp, xây lắp,…) và các đơn vị kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn như máy móc, thiết bị, hàng có kỹ thuật, chất lượng cao,… |
Phương pháp kiểm kê định kỳ áp dụng với các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng có giá trị thấp, số lượng lớn, nhiều chủng loại, quy cách…Ví dụ: Các doanh nghiệp sản xuất may mặc với nhiều nguyên phụ liệu (như: kim, chỉ, khuy áo,…), hay các cửa hàng bán lẻ… |
Lưu ý: Trong một doanh nghiệp, chỉ được áp dụng một trong hai phương pháp kế toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên hoặc Phương pháp kiểm kê định kỳ. Việc lựa chọn phương pháp kế toán hàng tồn kho áp dụng tại doanh nghiệp phải căn cứ vào đặc điểm, tính chất, số lượng, chủng loại vật tư hàng hóa và yêu cầu quản lý để có sự vận dụng thích hợp và phải được thực hiện nhất quán trong niên độ kế toán.
Kế toán hàng tồn kho là công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ và tính chính xác cao. Do đó, quy trình quản lý kho vật tư, hàng hóa cũng như hoạt động xuất – nhập – tồn cần đảm bảo tính khoa học và chặt chẽ. Điều này không chỉ giúp hoạt động kế toán trong doanh nghiệp mà còn hỗ trợ nhà quản lý trong việc đưa ra những quyết định, kế hoạch phù hợp ở từng thời điểm.
Nguồn: amis.misa.vn