Nguyên tắc trọng yếu trong kế toán
- Nguyên tắc kế toán là gì
Nguyên tắc kế toán là những hướng dẫn cơ bản, các quy định và chuẩn mực chung mà mọi kế toán cần thực hiện và áp dụng vào trong công việc. Các nguyên tắc này luôn không ngừng được cải tiến để phù hợp với xu hướng phát triển cũng như mang lại hiệu quả và lợi ích tốt nhất cho người thực hiện.
Các nguyên tắc kế toán nhằm mục đích là đảm bảo báo cáo tài chính đầy đủ, trung thực, nhất quán và có thể so sánh được thông tin tài chính của các công ty khác nhau.
Điều này giúp cho các nhà đầu tư dễ dàng phân tích và trích xuất thông tin từ báo cáo tài chính. Đồng thời, còn giúp giảm thiểu tình trạng gian lận trong các báo cáo thông tin tài chính.
Hiện nay, có 7 nguyên tắc kế toán cơ bản được thừa nhận mà một kế toán chuyên nghiệp cần nắm vững. Theo đó, 7 nguyên tắc kế toán bao gồm:
+ Nguyên tắc trọng yếu
+ Nguyên tắc thận trọng
+ Nguyên tắc cơ sở dồn tích
+ Nguyên tắc hoạt động liên tục
+ Nguyên tắc giá gốc
+ Nguyên tắc phù hợp
+ Nguyên tắc nhất quán
- Nguyên tắc trọng yếu trong kế toán là gì
Nguyên tắc trọng yếu là một trong những nguyên tắc cơ bản trong kế toán. Nguyên tắc này quy định rằng chỉ những thông tin có ảnh hưởng đáng kể đến quyết định của người sử dụng báo cáo tài chính mới phải được trình bày trong báo cáo đó.
- Tác động của nguyên tắc trọng yếu đến việc trình bày thông tin trên báo cáo tài chính
Theo nguyên tắc trọng yếu:
+ Những thông tin mang tính trọng yếu sẽ được trình bày riêng biệt trên báo cáo tài chính. Ví dụ: thông tin liên quan đến tiền là thông tin trọng yếu, vì có ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Do vậy chỉ tiêu “Tiền và các khoản tương đương tiền” luôn được trình bày riêng biệt trên báo cáo.
+ Những thông tin mang cùng bản chất sẽ được trình bày gộp lại khi lên báo cáo tài chính. Ví dụ: nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm, hàng hóa… đều là các tài sản dự trữ phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, do vậy khi lên báo cáo tài chính sẽ được trình bày chung vào 1 chỉ tiêu, đó là chỉ tiêu “Hàng tồn kho” .
+ Đứng trên góc độ doanh nghiệp, nguyên tắc trọng yếu sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và công sức bỏ ra khi lập Báo cáo tài chính của đơn vị khi được phép ghi nhận đơn giản hóa đối với những sự kiện, những giao dịch không mang tính trọng yếu.
+ Như vậy, nhìn chung nguyên tắc trọng yếu góp phần giúp kế toán lập các báo cáo tài chính một cách trung thực, hợp lý, minh bạch và đáng tin cậy nhưng vẫn đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả.
- Tầm quan trọng của nguyên tắc trọng yếu
-Việc tuân thủ nguyên tắc trọng yếu sẽ giúp đảm bảo rằng báo cáo tài chính cung cấp thông tin hữu ích, đầy đủ và trung thực, giúp người sử dụng đưa ra quyết định chính xác.
-Nguyên tắc trọng yếu trong kế toán giúp ngăn chặn việc trình bày các thông tin không đáng kể trong báo cáo tài chính, điều này có thể làm giảm tính tin cậy của báo cáo tài chính.
-Nguyên tắc trọng yếu cho phép doanh nghiệp có thể ghi nhận đơn giản hóa đối với những sự kiện, những giao dịch không mang tính trọng yếu, điều này có thể giúp doanh nghiệp giảm chi phí lập báo cáo tài chính.
5. Mối liên hệ giữa nguyên tắc trọng yếu và nguyên tắc phù hợp
Nguyên tắc phù hợp tập trung vào việc đảm bảo rằng việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải đi đôi với nhau. Điều này có nghĩa là: Khi báo cáo một khoản doanh thu, cần phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng liên quan đến quá trình tạo ra doanh thu đó. Chi phí này không chỉ bao gồm chi phí phát sinh trong kỳ tạo ra doanh thu mà còn bao gồm chi phí từ các kỳ trước hoặc các chi phí phải trả liên quan đến doanh thu của kỳ đó.
Tuy nhiên, khi xuất hiện xung đột giữa các nguyên tắc trọng yếu trong kế toán, doanh nghiệp có thể xử lý theo các bước sau:
-
- Tuân theo các chuẩn mực kế toán hoặc các quy định có liên quan.
- Cân nhắc lợi ích của các bên liên quan và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các sự kiện.
- Tham khảo ý kiến của người có kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán.
Bằng cách này, doanh nghiệp có thể đảm bảo sự tuân thủ và đồng nhất trong quá trình xử lý thông tin, đồng thời đối mặt và giải quyết nhanh chóng các tình huống xung đột.