Taxnet
Những câu hỏi thường gặp khi mua nhà ở xã hội
05 /08 2024

Những câu hỏi thường gặp khi mua nhà ở xã hội

Khi mua nhà ở xã hội, bạn có thể gặp nhiều câu hỏi về quy trình, điều kiện và quyền lợi. Để giúp bạn dễ dàng nắm bắt thông tin, bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc thường gặp nhất, từ việc đăng ký đến các vấn đề pháp lý. Hãy cùng tìm hiểu để có sự chuẩn bị tốt nhất cho quyết định quan trọng này!

MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI MUA NHÀ Ở XÃ HỘI.

       I. Ai là người được phép mua nhà ở xã hội?

       Có 11 đối tượng sau được phép mua nhà ở xã hội.

  1. Người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ được hỗ trợ cải thiện nhà ở theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.
  2. Hộ nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn.
  3. Hộ nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị thiên tai, biến đổi khí hậu.
  4. Hộ nghèo, cận nghèo, người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị.
  5. Công nhân hoặc người lao động đang làm tại doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong, ngoài khu công nghiệp.
  6. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, công nhân công an, công chức, viên chức quốc phòng đang tại ngũ; người đang làm công tác cơ yếu hoặc các công tác khác trong tổ chức cơ yếu hưởng lương nhà nước.
  7. Cán bộ, công chức, viên chức
  8. Đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định mà không phải thu hồi do vi phạm quy định mà do:
  • Không còn đủ điều kiện thuê nhà ở xã hội hoặc
  • Đã chuyển đi nơi khác nên phải trả lại.
  1. Bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở nhưng chưa được nhận bồi thường bằng nhà ở, đất ở.

10. Học sinh, sinh viên đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, trường chuyên biệt theo quy định của pháp luật; học sinh trường dân tộc nội trú công lập.

11. Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong khu công nghiệp.

II. Nhà ở xã hội có thời hạn bao lâu?

1. Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:

a) Tổ chức, cá nhân trong nước;

b) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch;

c) Tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này.

2. Điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:

a) Tổ chức, cá nhân trong nước được sở hữu nhà ở thông qua hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở; nhận nhà ở phục vụ tái định cư theo quy định của pháp luật; hình thức khác theo quy định của pháp luật;

b) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam được sở hữu nhà ở gắn với quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai;

c) Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở thông qua các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này.

3. Chính phủ quy định cụ thể giấy tờ chứng minh về đối tượng và điều kiện     được sở hữu nhà ở quy định tại Điều này.

 Vậy nên, theo những điều khoản trên chỉ cần công dân đáp ứng đủ điều kiện mua nhà ở xã hội thì sẽ được mua nhà ở lâu dài.

      III. Có nên mua nhà ở xã hội không?

Trước khi mua nhà ở xã hội thì mọi người nên tìm hiểu kỹ về hạng mục nhà ở này. Cùng tìm hiểu xem những ưu nhược điểm của loại hình nhà ở này nhé!

      1. Ưu điểm

  • Nhà ở xã hội được Nhà nước hỗ trợ do đó sẽ có giá thành rẻ hơn;
  • Các đối tượng được thuê, mua nhà ở xã hội được hỗ trợ vay vốn với lãi suất thấp.
  • Với những ưu điểm nêu trên, có thể thấy nhà ở xã hội là điều kiện thuận lợi để người dân có thu nhập thấp được sở hữu căn nhà có chất lượng, dịch vụ tương đối tốt

      2. Nhược điểm

  • Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, nhà ở xã hội vẫn tồn tại một số những nhược điểm mà người mua cần tìm hiểu và cân nhắc kỹ:
  • Không phải mọi đối tượng đều được mua nhà ở xã hội. Chỉ những đối tượng đáp ứng đồng thời cả điều kiện cần và điều kiện đủ (nêu tại phần 1) mới được sở hữu nhà ở xã hội.
  • Diện tích mỗi căn nhà ở xã hội được giới hạn từ 30 – 70m2, đây được xem là diện tích tương đối nhỏ đối với những ai có nhu cầu muốn sở hữu nhà ở với diện tích rộng.
  • Không được phép bán nhà ở xã hội trong 05 năm đầu, trường hợp có nhu cầu bán trong thời gian này phải bán cho chủ đầu tư, Nhà nước hoặc đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội.
  • Nhà ở xã hội sẽ không đáp ứng được đầy đủ những tiện ích, dịch vụ sinh hoạt như đối với chung cư thông thường.

      IV. Nhà ở xã hội sau bao nhiêu năm thì bị thu hồi?

        Chỉ có cá nhân người nước ngoài được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các giao dịch hợp đồng mua nhà ở nhưng tối đa không quá 50 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận và có thể được gia hạn thêm.

        Trường hợp đối tượng này kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với nguời Việt Nam định cư ở nước ngoài thì sẽ chuyển sang hình thức sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài như của công dân Việt Nam.

      V. Nhà ở xã hội có được vay thế chấp không?

      Tại khoản 4 Điều 19 Nghị định 100/2015/NĐ-CP quy định:

4. Người mua, thuê mua nhà ở xã hội không được phép thế chấp (trừ trường hợp thế chấp với ngân hàng để vay tiền mua, thuê mua chính căn hộ đó) và không được chuyển nhượng nhà ở dưới mọi hình thức trong thời gian tối thiểu là 05 năm, kể từ thời điểm trả hết tiền mua, thuê mua nhà ở theo hợp đồng đã ký với bên bán, bên cho thuê mua; chỉ được phép bán lại, thế chấp hoặc cho thuê sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai

 

 Như vậy, theo quy định nêu trên, người thuê, mua nhà ở xã hội không được phép thế chấp nhà ở xã hội trừ trường hợp thế chấp với ngân hàng để vay tiền mua, thuê mua chính căn hộ đó.

Nguồn: luatvietnam.vn

Ảnh: Internet

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0 Bình luận
Viết bình luận của bạn

Giỏ hàng