Taxnet
Sai sót và gian lận trong báo cáo tài chính
10 /10 2024

Sai sót và gian lận trong báo cáo tài chính

  1. Sự khác nhau giữa gian lận và sai sót
 

Gian Lận

Sai sót

Khái niệm

là những hành vi có chủ ý (cố ý) lừa dối, có liên quan đến việc tham ô, biển thủ, giấu diếm tài sản, làm sai lệch thông tin kinh tế trên báo cáo tài chính nhằm đem lại lợi ích cho người gây ra gian lận.

là những lỗi hoặc sự nhầm lẫn không cố ý nhưng có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính.

Tính chất

Hành vi có chủ ý

Là sự nhầm lẫn, không chủ ý

Mục đích

Đem lại lợi ích cho cho người gây ra trong doanh nghiệp

Không có mục đích

Tính hệ thống của hành vi

lặp đi, lặp lại

 đơn lẻ

Tính khoa học chặt chẽ

Không chặt chẽ, có sơ hở tạo điểu kiện cho cá nhân gian lận

Tổ chức chặt chẽ, nghiêm ngặt

Sự tiếp thu chỉnh sửa của doanh nghiệp

Sự chậm chạp, trì hoãn, bảo thủ trong việc sửa chữa, điều chỉnh theo ý kiến của kiểm toán viên thường là những hành vi gian lận.

Nếu là sai sót doanh nghiệp sẽ sửa chữa, điều chỉnh một cách kịp thời về những ý kiến đề xuất của kiểm toán viên.

Sự cầu thị của doanh nghiệp khi kiểm toán viên có ý kiến về sai phạm

Những hành vi gian lận thường sẽ bị cản trở bởi

những hành vi bao che, ngụy biện, không chịu tiếp thu hoặc miễn cưỡng tiếp

thu.

nếu là hành vi sai sót, doanh nghiệp sẽ kịp thời tiếp thu ý

kiến với tính thần cầu thị.

 

Hình thức biểu hiện

-Biển thủ tài sản

-Làm giả, sửa chữa chứng từ

-Giấu diếm hồ sơ, tài liệu hoặc bỏ sót nghiệp vụ

-Ghi chép các nghiệp vụ không có thật

-Cố tình làm sai chế độ kế toán

-Ghi chép thiếu hoặc bỏ sót các khoản mục, các nghiệp vụ không cố ý

-Lỗi số học hoặc lỗi ghi chép trên các tài liệu kế toán

-Áp dụng sai chế độ kế toán

2. Những nhân tố ảnh hưởng đến gian lận và sai sót:

a, Những vấn đề liên quan đến tính chính trực, năng lực của ban giám đốc, như:

-Công tác quản lý bị một người hay một nhóm nhỏ độc quyền nắm giữ, không có ban, hội đồng giám sát độc lập, có hiệu lực.

-Cơ cấu tổ chức của khách hàng phức tạp một cách cố ý và khó hiểu.

-Những yếu kém của hệ thống kiểm soát bộ và hệ thống kế toán thường bị bỏ qua hoặc tỏ ra bất lực trong khi thực tiễn những yếu kém này hoàn toàn có thể khắc phục được.

-Có sự thay đổi thường xuyên về người làm công tác kế toán hoặc người có trách nhiệm ở bộ phận tài chính kế toán.

-Thiếu nhiều nhân viên trong phòng kế toán trong 1 thời gian dài.

-Bố trí người làm kế toán không đúng chuyên môn hoặc người bị pháp luật nghiêm cấm.

-Có sự thay đổi thường xuyên về chuyên gia tư vấn pháp luật hoặc kiểm toán viên.

b, Các sức ép bất thường bên trong hoặc bên ngoài đơn vị tồn tại trong báo cáo tài chính như:

-Ngành nghề kinh doanh gặp khó khăn và số đơn vị phá sản ngày càng tăng.

-Thiếu vốn kinh doanh do lỗ hoặc do mở rộng quy mô hoạt động của doanh nghiệp quá nhanh.

-Mức thu nhập bị giảm sút.

-Doanh nghiệp cố ý hoạch toán tăng lợi nhuận nhằm khuếch trương hoạt động.

-Đầu tư quá nhanh vào ngành nghề mới hoặc loại sản phẩm mới làm mất cân đối tài chính.

-Doanh nghiệp bị lệ thuộc quá nhiều vào 1 số sản phẩm hoặc 1 số khách hàng.

-Sức ép về tài chính từ những nhà đầu tư hoặc cấp quản lí đơn vị.

-Sức ép đối với nhân viên kế toán phải hoàn tất báo cáo tài chính trong thời gian quá ngán.

c, Các nghiệp vụ và sự kiện không bình thường như:

-Các ngiệp vụ đột xuất, đặc biệt xảy ra vào cuối niên độ kế toán có tác động đến doanh thu, chi phí và kết quả.

-Các nghiệp vụ hoặc phương pháp xử lí kế toán phức tạp.

-Các nghiệp vụ với các bên hữu quan như mua đắt, bán rẻ hoặc quan hệ với những khách hàng có nhiều tiêu cực, không minh bạch,...

-Các khoản chi phí quá cao so với những dịch vụ được cung cấp.

d, Những điểm khó khăn liên quan đến thu thập đầy đử bằng chứng kiểm toán thích hợp:

-Tài liệu kế toán không đầy đủ hoặc không được cung cấp kịp thời.

-Lưu trữ tài liệu không đầy đủ về các sự kiện và nghiệp vụ kinh tế.

-Có chênh lệch lớn giữa sổ kế toán của đơn vị với xác nhận của bên thứ 3 mâu thuẫn giữa các bằng chứng kiểm toán; không giải thích được sự thay đổi của các chỏ số hoạt động.

-Ban giám đốc từ chối cung cấp giải trình hoặc giải trình không thỏa mãn yêu cầu của kiểm toán viên.

e, Những nhân tố từ môi trường tin học liên quan đến các tình huống và sự kiện nêu trên như:

-Không lấy được thông tin từ máy tính.

-Có thay đổi trong chương trình vi tính nhưng không lưu tài liệu, không được phê duyệt và không được kiểm tra.

-Thông tin, tài liệu in từ máy vi tính không phù hợp với báo cáo tài chính.

-Các thông tin in ra từ máy tính mỗi lần lại khác nhau.

3. Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với gian lận và sai sót:

  • phát hiện, xử lý kịp thời mọi gian lận, sai sót trong hoạt động của doanh nghiệp và trong báo cáo tài chính.
  • xây dựng, thiết kế và thực hiện một cách thường xuyên, hiệu lực đối với hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hiện tượng gian lận, sai sót trong doanh nghiệp.
  • tiếp thu và giải trình một cách kịp thời, đầy đủ về các hiện tượng gian lận, sai sót do kiểm toán viên phát hiện và yêu cầu sửa chữa trong quá trình kiểm toán.
1 Bình luận
binh-luan

Lâm Mạnh Hùng Trả lời

17/12/2024

cảm ơn vì thông tin hữu ích

Viết bình luận của bạn

Giỏ hàng